Đối với những bạn từng “vật lộn” với mụn trứng cá có lẽ đều hiểu được những phiền toái mà chúng mang lại. Không chỉ đơn thuần là những đốm mụn, bạn còn phải đối mặt với tình trạng sẹo thâm sau mụn nữa. Vậy để khắc phục điều trị sẹo thâm bạn cần chú ý những gì?
Nguyên nhân nào dẫn tới hình thành sẹo thâm
Thông thường, sẹo sẽ hình thành khi làn da của bạn bị tổn thương. Trong trường hợp làn da vẫn mịn màng, chỉ xuất hiện những vết thâm màu đỏ hoặc màu nâu sậm thì đó chính là tàn dư của mụn, và bạn cứ yên tâm vì chúng sẽ sớm được phục hồi nếu như được điều trị đúng cách. Thông thường từ 3 – 6 tháng, chúng sẽ biến mất hoàn toàn.
Tuy nhiên, ngay khi thấy sẹo thâm vừa hình thành, bạn cần phải có cho mình phương pháp điều trị đúng cách. Nếu không, làn da chưa kịp lành sẹo thì các nốt mụn lại bùng phát trở lại, từ đó mà khiến da trở nên tồi tệ hơn.
Những dạng sẹo thâm 2 bên má
Khi 2 má của bạn xuất hiện sẹo thâm có nghĩa rằng vùng da của bạn ở khu vực đó đã bị suy yếu. Sự đổi màu này nguyên nhân chính là sự tác động của mụn trứng cá. Thông thường, sự đổi màu này theo thời gian sẽ biến mất dần, màu da sẽ dần tiệp với các vùng còn lại trên khuôn mặt, thế nhưng cũng có trường hợp vùng da này không thể thay đổi màu sắc lại được nữa.
Các chuyên gia cho biết, có 3 loại đổi màu:
- Nếu như vế thâm sẹo đổi sang màu nâu thì có nghĩa rằng bạn đang phải đối mặt với tình trạng tăng sắc tố. Mụn trứng cá nặng sẽ làm hỏng các tế bào da, khiến các tế bào da buộc phải sản xuất thêm melanin để phục hồi. Và kết quả của điều này là những đốm nâu hình thành.
- Tình trạng suy giảm sắc tố được đặc trưng bởi những đốm sáng do thiếu melanin. Với loại tổn thương này, các tế bào melanocytes sẽ bị cạn kiệt từ vùng da bị tổn thương hoặc mất đi khả năng sản xuất melanin. Cuối cùng, làn da khỏe mạnh sẽ bị thay thế bằng mô sẹo. Chính vì những mô sẹo có màu hồng nhạt mà nó sẽ càng dễ nhận thấy hơn ở những bạn có tone da tối.
- Erythema là những vết đỏ tới từ các tế bào da bị hư hại. Những mao mạch nhỏ ở gần bề mặt da sẽ bị giãn ra vĩnh viễn, từ đó dẫn tới sự thay đổi của những vết đỏ. Chúng phổ biến ở cả những trường hợp bị nổi mụn trứng cá ở 2 bên má, đồng thời rất dễ nhìn thấy ở các vùng da sáng màu.
Một số lưu ý cho bạn trong quá trình điều trị sẹo thâm
- Luôn giữ cho làn da thông thoáng, sạch sẽ: Hãy rửa mặt 1 – 2 lần mỗi ngày bằng loại sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ để tránh tạo điều kiện cho mụn tấn công.
- Không nặn mụn: Thông thường, mụn ở 2 bên má hầu hết là những loại mụn viêm, mụn bọc hay mụn đỏ. Chính vì thế, bạn đừng cố nặn chúng bằng mọi giá nếu như không muốn tình trạng da của mình trở nên tồi tệ hơn và các vết thâm thi nhau xuất hiện. Bạn hãy tìm tới các bác sĩ da liễu để được tìm cách xử lý phù hợp.
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Những tia UVA hay UVB từ ánh nắng mặt trời là nhân tố khiến sẹo thâm lâu hết. Chính vì thế, bạn hãy “làm bạn” với kem chống nắng mỗi ngày, đồng thời hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 – 16h bởi đây là lúc tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy tránh xa các thực phẩm nhiều tình bột, đường hay thức ăn dầu mỡ, thay vào đó là bạn nên bổ sung vitamin và chất xơ nhiều hơn. Một số thực phẩm sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị sẹo thâm phải kể tới như thức ăn giàu chất đạm (sữa đậu nành, đậu hũ, thịt lợn…), chất sắt (thịt bò, gan, trứng, bí đỏ…), kẽm và selen (nghêu, sò, ốc, sữa…), vitamin C (cam, chanh, bưởi, dâu tây, cà chua,….)
(Còn tiếp…)
Tổng hợp: Dương Hoàng